Các Loại Yến Sào Trên Thị Trường Hiện Nay

Phân loại yến sào cùng những so sánh tổng quan về công dụng, giá bán. Việc hiểu rõ về các loại yến sào sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình đi sâu tìm hiểu và ra quyết định chọn mua.

Nếu bạn đã tìm đến với bài tư vấn này thì có lẽ bạn đang bị mất phương hướng giữa một rừng các loại sản phẩm yến sào với vô vàn mức giá khác nhau. Và đương nhiên để chọn mua được một sản phẩm trong số chúng là điều không hề dễ dàng.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng chúc mừng vì bạn đã đi đúng hướng. Đừng quá vội vàng tìm hiểu mức giá sản phẩm tổ yến để rồi rối lại càng thêm rối. Đầu tiên bạn phải trang bị đủ kiến thức để có thể nhận biết được đâu là sản phẩm phù hợp nhất với mình. Hãy cố gắng dành chút ít thời gian để tìm hiểu thông tin, ít nhất là trong bài vấn tư vấn này nhé!

Đi vào nội dung chính của bài tư vấn, chúng tôi sẽ liệt kê các loại yến sào thường thấy trên thị trường hiện nay cùng một số nhận định về công dụng & mức giá tổng quan để bạn dễ hình dung. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các bài tư vấn khác được gợi ý trong bài viết để hoàn thiện kiến thức của mình.


1. Yến Nhà và Yến Đảo

1.1. Phân loại

Đây là cách phân loại dựa trên địa điểm hình thành của tổ yến. Trong đó:

  • Yến đảo là những tổ yến được hình thành một cách tự nhiên trong các hang động ở ngoài đảo.
  • Yến nhà (hay yến nuôi, yến nhà nuôi) là tổ yến được hình thành tại các nhà gọi yến. Dựa vào kĩ thuật xây dựng mà người gọi yến biến đổi môi trường trong nhà giống như môi trường của các hang động mà yến thường sinh sống. Sau đó kết hợp cùng một số kĩ thuật dẫn dụ yến để gọi yến về làm tổ.

1.2. Công dụng

Trước kia, khi quan niệm cho rằng yến đảo tốt hơn yến nhà nuôi vẫn còn được tin tưởng thì cách phân loại này rất hay được sử dụng. Và đương nhiên với quan niệm này, để mua được yến đảo thì bạn phải bỏ ra một số tiền lớn hơn nhiều so với yến nhà nuôi.

các loại yến sào: yến đảo, yến nhà

Tuy nhiên khi tìm hiểu sâu hơn về kĩ thuật nuôi chim yến, sẽ không khó để bạn có thể nhận định độ chính xác của luận điểm trên. Khác với việc chăn nuôi các giống chim (gia cầm) thường thấy hiện nay thì nuôi chim yến đòi hỏi nhiều hơn về công nghệ – kĩ thuật và nguồn vốn đầu tư.

Về bản chất, chim yến là một loài hoang dã, chúng chỉ ăn côn trùng tự săn bắt được ngoài tự nhiên. Do đó, chúng ta không thể bắt nhốt chim yến để nuôi bằng thức ăn nhân tạo giống như gia cầm mà phải dựa một số kĩ thuật xây dựng đặc thù để tạo ra môi trường sống như ngoài hoang dã và dẫn dụ chim yến về làm tổ.

Do đó sẽ không có quá nhiều sự khác biệt về công dụng giữa yến đảo & yến nhà nuôi. Lúc này chất lượng yến sào lại phụ thuộc phần nhiều vào điều kiện môi trường: có đủ thức ăn cho yến tìm mồi hay không, nhiệt độ – độ ẩm có thích hợp hay không,…

1.3. Giá bán

Mặc dù công dụng của 02 lại tổ yến này là như nhau nhưng hiện nay giá bán của yến đảo vẫn cao hơn so với yến nhà. Hiện tượng này xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:

  1. Chi phí & rủi ro khai thác yến đảo lớn hơn rất nhiều so với yến nhà nuôi: Bạn sẽ cảm nhận được điều này với hình ảnh các dàn giáo được những người thợ sử dụng khi khai thác yến.

các loại yến sào: giá bán yến đảo

  1. Năng suất khai thác: Hiện nay chỉ có một số vùng đảo ở Việt Nam là thích hợp cho yến làm tổ. Trong khi đó việc xây dựng nhà gọi yến lại có thể xây dựng ở rất nhiều địa phương. Điển hình như hệ thống nhà gọi yến hiện nay đã trải dài khắp từ Bắc vào Nam, trong đó tập trung nhiều ở Đăk Lak, Gia Lai, Cần Giờ, Nha Trang. Và cũng chính từ việc năng suất khai thác thấp hơn nên yến đảo trở nên mắc hơn so với yến nhà.
  2. Hiện tượng lừa đảo: Một số người tiêu dùng vẫn còn tin tưởng vào quan điểm yến đảo tốt hơn so với yến nhà nuôi nên bị lừa gạt mua yến đảo với một mức giá trên trời. Ngoài ra, người tiêu dùng còn bị lừa bởi mánh lới đánh tráo yến đảo bằng yến nhà nuôi.

2. Yến Thô, Yến Sơ Chế & Yến Tinh Chế

2.1. Phân loại

Đây là cách phân loại dựa theo mức độ tạp chất (bụi bẩn, phân chim, lông chim,…) có trong tổ yến. Cụ thể là:

  • Yến thô là các tổ yến sau khi thu hoạch đã được xử lý loại bỏ cặn bẩn bề mặt nhưng bên trong vẫn còn trộn lẫn tạp chất. Người dùng phải sơ chế làm sạch trước khi chế biến sản phẩm.
  • Yến sơ chế là các sản phẩm tổ yến đã trải qua một quá trình làm sạch lông bằng phương pháp rút lông ủ ẩm. Yến sơ chế vẫn giữ được hình dáng tự nhiên ban đầu và hàm lượng dinh dưỡng hao hụt không nhiều. Tuy nhiên yến sơ chế vẫn còn lẫn tạp chất và lông ở sâu bên trong. Chúng đòi hỏi người dùng vẫn phải sơ chế làm sạch trước khi chế biến.
  • Yến tinh chế là sản phẩm tổ yến đã được làm sạch 100% lông và các tạp chất. Tuy nhiên để có thể làm sạch hoàn toàn thì bắt buộc phải ngâm qua nước, rã sợi và đóng khuôn lại với nhiều hình dạng (hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lá kim hoặc hình tổ yến tự nhiên). Và đương nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến sẽ bị hao hụt trong quá trình tinh chế.

2.2. Công dụng

Qua đặc điểm phân loại ở trên thì có lẽ bạn sẽ cho rằng công dụng của 03 sản phẩm này sẽ tăng dần từ yến tinh chế → yến sơ chế → yến thô vì lí do hao hụt trong quá trình thực hiện. Cách suy luận này hoàn toàn đúng nhưng mức độ hao hụt khi sơ chế hoặc tinh trên thực tế lại không bao nhiêu. Nên vẫn có thể kết luận rằng công dụng chúng là như nhau.

Ngoài ra, quá trình sơ chế – tinh chế làm sạch yến thô thường tốn rất nhiều thời gian, công sức. Để có thể phát hiện và nhặt sạch được từng sợi lông tơ nhỏ đòi hỏi người dùng phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, quen tay quen mắt. Bởi vậy, công việc này không phải ai cũng có thể làm được. Đặc biệt là những người bận rộn.

Và đây cũng là lý do mà thời gian gần đây nhu cầu đối với các sản phẩm yến sơ chế, yến tinh chế của người tiêu dùng ngày càng gia tăng.

2.3. Giá bán

Như đã phân tích (mức độ hao hụt dinh dưỡng không nhiều cộng thêm tính tiện dụng của yến tinh chế) thì mức giá bán sẽ tăng dần theo thứ tự yến thô → yến sơ chế → yến tinh chế.


3. Bạch Yến, Hồng Yến & Yến Huyết

3.1. Phân loại

các loại yến sào: bạch yến, hồng yến, yến huyết

Đây là cách phân loại dựa vào màu sắc của tổ yến khi thu hoạch. Cụ thể là:

  • Yến Huyết: tổ yến loại này có màu đỏ, thường rất khan hiếm và có nhu cầu tiêu thụ cao. Loại yến này chỉ có thể thu từ 1 – 2 lần/năm với tỉ lệ rất nhỏ. Số lượng Yến Huyết và Hồng Yến chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng thu hoạch Yến của cả thị trường.
  • Hồng Yến: Hồng Yến có sắc cam từ màu vỏ quýt đến màu vàng lóng của lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.
  • Bạch Yến: đây là loại yến thông dụng nhất, có màu trắng. Thu hoạch được từ 3 – 4 lần/năm. Chiếm 90% tổng sản lượng thu hoạch của cả thị trường.

3.2. Công dụng

Yến huyết và hồng yến được hình thành khi các sợi yến kết hợp cùng một số hợp chất trong tự nhiên ở một điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và thổ nhưỡng nhất định. Quá trình kết hợp này được xác định như một phản ứng hóa học lên men tự nhiên. Và yến huyết (hồng yến) là sản phẩm cuối cùng.

Điều này được thể hiện qua độ trương nở trong nước của yến huyết và hồng yến thấp hơn rất nhiều so với bạch yến. Đồng thời khi ngâm trong nước thì 02 loại tổ yến này vẫn giữ được màu sắc vốn có. Đặc biệt độ trong của nước ngâm không hề thay đổi (không bị nhuộm màu).

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp để thay đổi màu sắc của tổ yến. Tuy nhiên chỉ có những có những phản ứng xảy ra một cách tự nhiên, tuần tự, không có sự tham gia của các yếu tố chủ quan (đặc biệt là con người) thì sản phẩm cuối cùng mới được gọi là yến huyết hoặc hồng yến. Ngược lại thường được gọi là yến nhiễm màu.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học cụ thể nào về tác dụng của yến huyết hay hồng yến. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người tin tưởng cách phân loại công dụng của 03 loại sản phẩm này theo tự tăng dần từ bạch yến → hồng yến → yến huyết. Trong đó lý do thường thấy nhất là vì ngoài protein, acid amin thì trong hồng yến và yến huyết chứa nhiều hơn các khoáng chất tốt cho cơ thể con người như canxi, sắt, kẽm, mangan, đồng.

3.3. Giá bán

Từ những thông tin về năng suất khai thác cũng như quan điểm về công dụng sản phẩm thì có lẽ bạn cũng đã so sánh được mức giá của 03 loại tổ yến này. Giá tăng dần theo thứ từ bạch yến → hồng yến →  yến huyết.


4. Yến Nguyên Tổ, Chân Yến, Vụn Yến

4.1. Phân loại

Cách phân loại này dựa vào hình dạng & kích thước của tổ yến sau khi khai thác. Trong đó:

  • Yến nguyên tổ là các tổ yến được khai thác hoàn chỉnh, không xảy ra các hiện tượng nứt vỡ. Tổ yến đầy đủ các bộ phận từ thân yến cho đến chân yến.
  • Chân yến là phần tiếp giáp giữa tổ yến và tường, xà nhà hoặc vách đã. Đây là phần được chim yến làm đầu tiên và vững chắc nhất. Tuy nhiên trong quá trình khai thác vì bám quá chắc mà thường xảy ra hiện tượng nứt vỡ (tách rời chân yến khỏi thân yến). Từ đây xuất hiện sản phẩm chân yến được bày bán trên thị trường.
  • Vụn yến cũng hình thành do hiện tượng nứt vỡ trong quá trình khai thác hay vận chuyển. Tổ yến bị vỡ ra từng mảnh nhỏ, không còn giữ được hình dáng ban đầu kể cả là chân yến nên chúng được bày bán với cái tên vụn yến.

4.2. Công dụng

Tuy hiện nay một số quan điểm cho rằng phần chân yến có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với phần thân yến nhưng chúng tôi lại không cho rằng như vậy. Dù đúng là chân yến là bộ phận được chim yến dệt đi dệt lại nhiều lần nhưng như vậy chỉ chứng minh được rằng chúng cứng, chắc và dày sợi hơn so với thân yến. Còn về hàm lượng dinh dưỡng thì lại không bị ảnh hưởng bởi nhân tố này. Do vậy công dụng của 03 loại sản phẩm này là như nhau.

4.3. Giá bán

Mặc dù công dụng là như nhau nhưng vì sự khác biệt về hình dạng, kích thước cùng độ ngon, đẹp sau khi chế biến mà mức giá của 03 loại sản phẩm này tăng dần từ vụn yến → chân yến → tổ yến nguyên tổ.


5. Yến Tươi

5.1. Phân loại

các loại yến sào: yến tươi

Yến tươi được phân vào 1 nhóm riêng vì nó hoàn toàn khác so với các loại tổ yến còn lại. Nếu các tổ yến ở trên đều là tổ yến dạng khô, kể cả yến tinh chế cũng được đóng khuôn và sấy khô rồi mới bày bán thì yến tươi lại được ở dạng ướt và vẫn còn nước. Chúng thường được đóng gói thành các bịch 10 gram và bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Người dùng mua về chỉ cần rã đông và chế biến chứ không phải mất thời gian ngâm nước (từ 30 phút – 1 tiếng) như các loại khác.

5.2. Công dụng

Hàm lượng dinh dưỡng của yến tươi không khác gì so với các loại tổ yến dạng khô. Tuy nhiên chúng lại rất dễ bị làm giả và khó nhận biết. Ngoài ra thời gian bảo quản của yến tươi cũng không cao. Thời gian sử dụng tốt nhất là trong vòng 7 ngày kể từ khi thực hiện ngâm nước, rã sợi.

5.3. Giá bán

Giá bán của yến tươi trên thị trường thường sẽ không cao hơn so với các loại yến khác.


6. Yến Loại 1, Loại 2, Loại 3 & Đặc Biệt

6.1. Phân loại

Đây là cách phân loại mới xuất hiện gần đây. Chúng thường được sử dụng bởi các nhà phân phối yến sào trong quá trình lên bảng giá. Dựa vào hình dáng, kích thước tổ yến mà thực hiện phân loại tổ yến thành loại 1, loại 2, loại 3 hay đặc biệt.

Ví dụ đơn giản như yến loại 1 thì sẽ có kích thước tổ yến lớn hơn và hình dạng đẹp hơn so với tổ yến loại 2. Ngoài ra bao bì sản phẩm cũng sẽ sang trọng và được làm bởi chất liệu mắc tiền hơn so với loại 2. Tương tự như vậy đối với yến loại 2 và yến loại 3.

Còn đối với yến đặc biệt, theo lý giải của một số nhà phân phối thì đây là sản phẩm tốt nhất, kích thước lớn, nhiều sợi yến, hình dạng đẹp. Bao bì sang trọng, cao cấp.

6.2. Công dụng

Cách phân loại này phù hợp với nhu cầu mua tổ yến làm quà tặng, quà biếu chứ trên thực tế công dụng của chúng hoàn toàn giống nhau, cả về hàm lượng dinh dưỡng lẫn độ thơm ngon của món ăn sau khi chế biến.

6.3. Giá bán

Mức giá sẽ tăng dần từ: Yến loại 3 → Yến loại 2 → Yến loại 1 → Yến đặc biệt


7. Phân Loại Theo Quan Niệm Của Thợ Khai Thác Yến

Nếu bạn tìm hiểu sâu về sản phẩm tổ yến thì bạn còn có thể bắt gặp số loại tổ yến được phân loại bởi những người thợ khai thác yến. Chúng thường chi tiết hơn rất nhiều so với các phương pháp khác. Cách phân loại của họ dựa trên rất nhiều yếu tố như màu sắc, khối lượng, vị trí khai thác. Đây là cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn và nguồn thu nhập của họ.

Trong đó:

  • Huyết (Đỏ, do vị trí chim Yến làm tổ, tổ dần chuyển sang màu đỏ) – đây là loại tổ yến tốt nhất và có giá trị kinh tế cao nhất.
  • Hồng (Màu hồng, do vị trí làm tổ, tổ chuyển dần sang màu hồng)
  • Quan (To, khoảng 10g trở lên)
  • Bài (Nhỏ, khoảng 6 -7g)
  • Thiên (Ở trên cao, tổ màu trắng sạch, từ 8 – 10g)
  • Địa (Nằm dưới vùng vách núi, đen, bẩn)
  • Vụn (Tổ yến bị vỡ do khai thác hoặc vận chuyển)
Gọi điện thoại
0866.167.219
Chat Zalo